DỊCH VỤ TANG LỄ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0977 978 779
Hôm nay: 29 | Tất cả: 314,630
FANPAGE FACEBOOK
 
TIN TỨC
Tháng 7 cô hồn xá tội vong nhân, Lễ Vu Lan báo hiếu
Tin đăng ngày: 24/4/2022 - Xem: 1097
 

Tháng cô hồn là gì? nguồn gốc tháng cô hồn từ đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Đến tháng 7 âm, rất nhiều người kiêng kỵ không làm những việc lớn nhưng không biết vì sao lại phải kiêng những điều này.

1. Tháng cô hồn là tháng mấy?

Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam thì tháng 7 hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Vào thời gian này trong năm người người nhà nhà rỉ tai nhau không nên làm nhà, mua nhà, mua xe hay làm những việc lớn do lo sợ gặp vận xui.

Đây là một thói quen từ xa xưa của dân ta, được truyền từ đời này sang đời khác, trên thực tế không có nhiều người hiểu tháng cô hồn là gì cũng không biết về nguồn gốc của tháng cô hồn.

Tháng cô hồn bắt đầu từ ngày nào ?

Theo thói quen mọi người thường gọi tháng 7 là tháng cô hồn nhưng thực tế chỉ một vài ngày nhất định được gọi là cô hồn. Tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ 2/7 âm lịch đến 12h ngày 14/7 âm lịch. Qua 12h là ma quỷ sẽ quay trở về địa ngục. 

Tuy nhiên qua nhiều đời truyền miệng thì đến nay người dân thường cúng cô vào vào 3 ngày là mùng 2, 15, 16.7 và thường cúng vào buổi chiều tối.

Nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm này là của Đạo giáo Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.

Tháng cô hồn

2. Nguồn gốc tháng cô hồn

Tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

 

Sự tích kể rằng, vào một buổi tối khi A Nan đang ngồi trong tịnh thì gặp một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con Quỷ cho A Nan biết 3 ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ trở thành một con quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ thì quỷ nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Tục cúng tháng cô hồn cũng bắt nguồn từ chính sự tích này.

Bên cạnh sự tích trên thì tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh khác khi cho rằng con người vốn gồm 2 phần là linh hồn và thể xác.  Khi một người chết đi thì chỉ có phần xác trở thành cát bụi còn phần hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Số phận của phần hồn sẽ do Diêm Vương phán xét: người tốt sẽ được đầu thai làm kiếp khác còn người ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.

Và mỗi năm vào tháng 7 âm lịch những con quỷ này sẽ được trở về dương gian để kiếm ăn và tìm cơ hội được đầu thai.

Ý nghĩa tháng cô hồn

Tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 âm hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến Rằm lại quay về. Đây chính là nguồn gốc lý giải tháng cô hồn là gì?

Theo tục lệ, để không bị quỷ đói đi theo quấy nhiễu cuộc sống, người trần gian phải cúng gạo, muối cho quỷ. Tháng 7 âm được coi là tháng của ma quỷ, những linh hồn cô đơn, vì thế người Việt quan niệm không nên làm những việc lớn như cưới xin, xây nhà, mua xe,… trong tháng này.

Ngoài cúng cô hồn, trong tháng 7 âm còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

3. Một số ý kiến trái chiều về tháng cô hồn

Rõ ràng tháng cô hồn là quan niệm đã có từ xa xưa và là một phần của truyền thống, tín ngưỡng tâm linh người Việt nhưng việc kiêng kỵ thái quá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống.

Quan điểm của Đạo Phật

Theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Ủy viên hội đồng trị sự TW Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cũng cho rằng, việc quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng ma quỷ hoành hành, thường mang đến điều xui xẻo… hoàn toàn không đúng, trong Đạo Phật không dạy điều này. Ý nghĩa của tháng cô hồn hoàn toàn cao cả và nhân văn đó là bố thí, giúp đỡ nhưng linh hồn vật vờ, không có thân thích trên trần gian với mong muốn cho họ được bình an, siêu thoát.

Quan điểm khoa học

Tuy tháng cô hồn đã có từ rất lâu nhưng việc kiêng kỵ trong nhân dân có thể không đến hoàn toàn từ câu chuyện này. Tháng 7 âm là giai đoạn chuyển mùa, mưa nắng thất thường, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hơn thế thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này. Rất có thể vì những lí do trên mà từ xưa ông cha ta đã coi tháng 7 là tháng không lành, đen đủi, không nên làm những việc lớn.

Trên đây chính là những lý giải cho câu hỏi tháng cô hồn là gì. Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên kiêng kỵ trong tháng này hay không. Các cụ ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng bạn hãy để việc kiêng kỵ ở một mức độ nhất định, đừng vì nó mà bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc sống.

4. Những điều cần kiêng kị trong tháng cô hồn

Nếu bạn là người "tín" thì dưới đây là lời khuyên về những điều không nên làm trong tháng cô hồn cần lưu ý:

- Không đi chơi vào ban đêm đặc biệt là lúc nửa đêm bởi đó là thời gian mà ma quỷ lộng hành.

- Không nên phơi quần áo vào ban đêm vì ma quỷ có thể mượn tạm để mặc và có thể đem đến xui xẻo cho bạn.

- Không gọi tên hay gào tên nhau vào ban đêm vì điều ma quỷ sẽ nhớ tên và ám người đó.

- Tuyệt đối không được ăn đồ cúng cô hồn 

- Không bơi lội trong tháng cô hồn vì ở dưới nước có  nhiều âm khí, dễ bị ma rủ...

Lễ Vu Lan báo hiếu

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người  dân Việt Nam chúng ta. 

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là ngày quan trọng với những người theo đạo Phật      

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là ngày quan trọng với những người theo đạo Phật      

Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
         Ngày lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
        Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
          Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.
         Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
          Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
           Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.
          Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại lễ Vu Lan kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.
         Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Tin tức khác:
Tháng 7 cô hồn xá tội vong nhân, Lễ Vu Lan báo hiếu (24/4/2022)
Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du (24/4/2022)
Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng Đài Hóa thân hoàn vũ Hưng Nguyên (5/10/2021)
Xây công viên nghĩa trang sinh thái và nhà hỏa táng Nghệ An (1/10/2021)
Người tử vong vì COVID-19, thi thể được xử lý thế nào? (3/9/2021)
Ý nghĩa bình phong đá trong phong thủy (31/8/2020)
Quy trình tổ chức tang lễ Công giáo (31/8/2020)
Những lợi ích từ việc hỏa táng (24/8/2020)
Dịch vụ cải táng, sang áo, sang cát, bốc mộ (12/8/2020)
Những điều cần biết về tang lễ của người Việt (7/8/2020)
Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống của người Việt (21/7/2020)
Những lưu ý về công tác vệ sinh trong hoạt động hoả táng và mai táng (17/7/2020)
Làm Gì Khi Trong Nhà Có Người Mất ? (15/7/2020)
Nghi thức tang lễ không thế thiếu (11/7/2020)
Tang Phục – Đồ Tang-2020 (8/7/2020)

DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI THẦY TẦN - THÀNH PHỐ VINH
CS1: Đối diện 65 Đường Hồ Học Lãm - Hưng Đông - TP Vinh
CS2: Nhà Thầy Tần, Xóm Đình, Xã Hưng Tây, Hưng Nguyên
Điện thoại: 0977 978 779 - 0944.595.525
Website: http://tangletrongoinghean.com

Tin tức
  • Tháng 7 cô hồn xá tội vong nhân, Lễ Vu Lan báo hiế
  • Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn
  • Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng Đài Hóa
  • Xây công viên nghĩa trang sinh thái và nhà hỏa tán
  • Người tử vong vì COVID-19, thi thể được xử lý thế
  • Ý nghĩa bình phong đá trong phong thủy
  • Quy trình tổ chức tang lễ Công giáo
  • Những lợi ích từ việc hỏa táng
  • Thiết kế website bởi TVC Media
    Chat hỗ trợ
    Chat ngay